Trong lĩnh vực kinh doanh cà phê đang phát triển như hiện nay, không chỉ đơn thuần là bán cà phê mà đã chuyển sang giai đoạn thể hiện định hướng và bản sắc của từng thương hiệu. Trong bài viết này, hãy cùng Trái Ổi Decor tham khảo qua thiết kế quán cafe “mtl” phong cách Hàn Quốc nhé!
Thông tin công trình:
Diện tích: 238 m²
Năm hoàn thành: Năm 2021
Trong một khu dân cư mới ở Hàn Quốc, có một không gian thực vật rộng 238 mét vuông cho thương hiệu phong cách sống “mtl”. Thiết kế quán cafe “mtl” bao gồm 2 không gian: một quán cà phê sử dụng hạt cà phê bonanza của Berlin và một studio với nhiều giá trị khác nhau nhưng không có sự phân cấp cụ thể giữa hai không gian nhằm tạo nên sự thống nhất kiến trúc cho quán.
Khả năng kết nối của thiết kế quán cafe. Giữa các không gian, đồ nội thất quán được sắp xếp hợp lý độc đáo, qua đó khách hàng có thể nhìn thấy cảnh quan xung quanh đến hình ảnh nhân viên pha chế phục vụ. Khu vườn rộng lớn trên sân thượng có đa dạng các loại cây, từ chậu nhỏ đến cây lớn khiến ánh mắt người nhìn không thể rời mắt.
Ngoài ra, thiết kế quán cafe theo cấu trúc lưới được lắp đặt trên trần nhà thay đổi theo từng thành phần như cửa sổ và kệ, nhấn mạnh tính kết nối của không gian, đồng thời các yếu tố hình dạng giao nhau này cũng được áp dụng cho đồ nội thất, ghế và bàn của quán cà phê. Vật liệu hoàn thiện cho đồ nội thất bằng gỗ dán bạch dương và đồng tạo ra sự thống nhất giữa các yếu tố.
Sự đa dạng trong thiết kế quán cafe “mtl”. Đồ nội thất được đặt trong không gian có nhiều hình thức khác nhau để hoạt động phù hợp trong từng không gian, chẳng hạn như bàn có móc để treo đồ mua tại các cửa hàng bách hóa, ghế băng rộng rãi gợi nhớ đến phòng chờ khách sạn và bàn cao cạnh cửa sổ để giao tiếp hiệu quả.
MODANO coffee được thiết kế theo kiến trúc bản địa đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với lớp mái tranh độc đáo lơ lửng trên khung thép mảnh.
Thông tin công trình:
Tên công trình: MODANO coffee
Thuyết minh của KTS:
Tập quán sinh hoạt sông nước, lênh đênh theo mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long biểu hiện rõ nét qua loại hình nhà sàn, nhà đá (đạp),… dạng công trình có cấu trúc đơn giản, bao gồm mái che nhẹ dựng trên hệ kết cấu tạm. Trước quá trình đô thị hóa, kiểu kiến trúc bản địa này đã tồn tại hòa hợp và củng cố sự hiện diện bối cảnh, là sản phẩm cộng hưởng từ các yếu tố xung quanh.
Với yêu cầu thiết kế một quán nước “tạm” trên một khu đất thuê ngắn hạn, kiểu hình này được tái hiện qua lớp mái tranh rợn sóng lơ lửng trên hệ khung thép mảnh. Sự tương phản giữa hệ mái nặng và khung kết cấu nhẹ, cùng giải pháp loại bỏ vách ngăn chia, mở hoàn toàn không gian bên dưới sẽ nhấn mạnh tổng thể “lênh đênh” của công trình.
Bản vẽ công trìnhBản vẽ công trình
Thủ pháp giật cấp mặt nền đan xen cây xanh, mặt nước hình thành nhiều lớp không gian đa dạng, kết hợp chênh lệch cường độ giữa vùng tối dưới mái và vùng sáng bao cảnh đã tạo chiều sâu cho kiến trúc của quán cà phê độc đáo.
Giải pháp loại bỏ vách ngăn chia cũng là cách khai thác vị trí góc đường. Công trình mở ra bên ngoài và mời gọi tiếp cận từ nhiều phía, một phần vỉa hè được sử dụng giúp tăng thêm tương tác.
Hình ảnh nếp nhà tranh gần gũi nhưng có tạo hình khác biệt thu hút sự chú ý từ xa thay thế dần bằng hoạt động nhộn nhịp khi đến gần. Cảm nhận thị giác sẽ mờ nhạt, nhẹ nhàng hơn khi đi vào bên trong, nhường chỗ cho trải nghiệm các giác quan khác.
Từ các kiến trúc sư: Tọa lạc tại trung tâm Hà Nội, Thiết kế nhà hàng Cheering được cải tạo lại từ một dự án đã đóng cửa lâu năm vẫn giữ nguyên kết cấu khung thép và các vật liệu che phủ có thể tái sử dụng như: kính, thép, thép thanh, mái tôn.
Cuộc sống trên vỉa hè, nơi diễn ra nhiều hoạt động thường ngày của người Hà Nội, đặc biệt là ẩm thực từ ban ngày đến ban đêm, đã thôi thúc các nhà thiết kế tạo ra một không gian gợi nhớ những hàng cây cổ thụ – một hình ảnh quen thuộc trên những con phố của thành phố nghìn năm văn hiến này.
Giải pháp đề xuất là hàn toàn bộ các loại thép hiện có để tạo ra một hệ thống mới có thể đưa các đường ống kỹ thuật vào bên trong và được bao bọc bởi các thanh gỗ (9,2 cm x 120 cm x 1,5 cm) tạo thành czác tấm gỗ có mặt cắt 40 cm x 40 cm. Gỗ bao phủ được lựa chọn để chống lại khí hậu nhiệt đới.
Trên mạng ba chiều chia cho 4, các “cây gỗ” xếp vuông góc với nhau và lan dần lên trên nhằm tạo ra “rễ cây” để ngăn cách các không gian và làm sân chơi cho trẻ em. “Rễ cây” tiếp tục phát triển xen kẽ để tạo thành một khung ổn định giúp giảm nhiệt và tạo ra nhiều bóng khác nhau từ mái polycarbonate. Ở giữa mái là lớp không khí được làm mát và làm sạch tự động bằng hệ thống phun nước liên kết với bể thu gom nước mưa.
Đề xuất không phân chia Cấu trúc và Lớp phủ; Trần và Tường; làm mờ ranh giới giữa Bên trong và Bên ngoài; sử dụng triệt để Chế độ xem và Cảnh quan. Nó tạo ra những trải nghiệm đặc biệt cho người dùng và đưa mọi người đến gần hơn với thiên nhiên bởi một không gian chứa đựng tinh hoa của văn hóa ẩm thực Hà Nội trên vỉa hè.
Nhà hàng là giải pháp cho sự đối thoại giữa kiến trúc đương đại và bối cảnh mang đậm giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời góp phần định hình lại bức tranh kiến trúc, đô thị tại khu vực trung tâm Hà Nội – nơi mỗi mét vuông có giá hàng tỷ đồng.
Quầy bar / quầy pha chế trong nhà hàng, quán cafe tuy chiếm không nhiều không gian trong quán nhưng đóng một vai trò rất quan trọng. Đây vừa là nơi để khách gọi order, thanh toán và cũng là quầy pha chế đồ uống của quán. Thiết kế quầy bar pha chế đẹp và tiện lợi sẽ giúp quán có thêm điểm nhấn, thu hút sự chú ý của thực khách. Trong bài viết dưới đây Trái Ổi Decor chia sẻ đến các bạn những lưu ý khi thiết kế quầy bar trong nhà hàng, quán cafe nhé!
Thiết kế quầy bar như thế nào?
1. Vai trò của quầy bar
Trong quán cafe, quầy bar hay quầy pha chế là khu vực pha chế đồ uống để phục vụ khách hàng. Đối với những quán cà phê hay quán bar có quy trình order tại quầy, quầy bar còn đóng vai trò là nơi order/ gọi món và thanh toán.
Quầy pha chế là nơi khách hàng tới đầu tiên khi vào quán, vì vậy thiết kế quầy bar nên được chú trọng. Một quầy pha chế được thiết kế đẹp, vệ sinh, hiện đại sẽ tạo ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng.
Ở một số quán bar, pub, quầy bar còn là nơi các khách hàng xem Bartender biểu diễn pha chế và thưởng thức đồ uống ngay tại đó.
2. Kích thước tiêu chuẩn của quầy bar
Khi thiết kế quầy bar, bạn cần lưu ý về kích thước tiêu chuẩn như chiều cao hay kích thước sàn. Độ rộng của quầy bar có thể tùy thuộc vào quy mô diện tích của quán nhưng vẫn phải đảm bảo các kích thước tiêu chuẩn sau để nhân viên dễ dàng làm việc và khách hàng dễ dàng sử dụng.
Chiều cao mặt ngoài
Mặt ngoài của quầy pha chế là mặt hướng về phía khách hàng. Chiều cao của mặt ngoài quầy bar nên từ 1m đến 1,2m. Ở độ cao này, khách hàng có thể dễ dàng giao tiếp với nhân viên thu ngân hay pha chế, nhân viên phục vụ lấy/ trả món nhanh chóng mà không bị với. Khách hàng sẽ dễ dàng gọi món trên menu mà không có cảm giác đang “bị thấp” hơn nhân viên.
Chiều cao mặt trong
Nguyên tắc khi thiết kế quầy bar nhà hàng là mặt trong phải có chiều cao thấp hơn mặt ngoài. Chiều cao mặt trong gợi ý từ 80 – 90 cm. Đây là kích thước tiêu chuẩn để nhân viên khi pha chế không phải cúi hay với khi làm việc. Đồng thời, khi pha chế cần sử dụng rất nhiều dụng cụ, việc chiều cao mặt trong thấp hơn mặt ngoài để khách hàng không nhìn thấy các dụng cụ pha chế, cốc chén ngổn ngang trên mặt bàn, tránh cảm giác bừa bãi, không hợp vệ sinh.
Chiều rộng mặt bàn
Chiều rộng mỗi mặt bàn của quầy bar từ 60 đến 80 cm. Đây là chiều rộng tiêu chuẩn để đủ để đặt các thiết bị bán hàng, máy pha cafe, dụng cụ pha chế mà không gây ảnh hưởng đến công việc pha chế của nhân viên.
Kích thước sàn
Khu vực mặt sàn bên trong là nơi làm việc của nhân viên pha chế. Tùy theo quy mô của nhà hàng có nhiều hay ít nhân viên mà chủ quán nên thiết kế quầy pha chế phù hợp. Độ rộng mặt sàn quầy pha chế cần đạt tối thiểu 120cm chưa kể tủ, quầy. Kích thước này đảm bảo nhân viên pha chế có thể dễ dàng di chuyển khi làm việc, dọn vệ sinh
Kích thước quầy bar
3. Những lưu ý khi thiết kế quầy bar
Khi thiết kế quầy bar mini hay quầy bar lớn, có 4 lưu ý sau chủ quán cần phải lưu tâm:
3.1. Chỗ ngồi của khách hàng
Ở các nhà hàng lớn hay pub, bar, khách hàng có thể ngồi thưởng thức đồ uống trực tiếp tại quầy bar. Do đó, việc bố trí ghế quanh quầy bar là không thể thiếu. Vì mặt ngoài của quầy bar có thể cao đến 1,2m nên thường được bố trí ghế chân cao và có tựa lưng vững trãi.
Cần bố trí khoảng cách hợp lý giữa các ghế để khách hàng có không gian di chuyển và ngồi lên ghế, tránh cảm giác chật chội. Khoảng cách từ mặt ghế với mặt bàn quầy bar cần đảm bảo từ 25 – 30cm để khách hàng cảm thấy thoải mái khi ngồi và dùng đồ uống.
3.2. Hệ thống điện
Quầy pha chế là nơi sử dụng rất nhiều các thiết bị điện như đèn chiếu sáng, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, lò nướng, lò vi sóng… Các thiết bị pha chế được bật ngắt liên tục nên hệ thống điện cần được thiết kế có thể chịu tải cao, tránh tình trạng quá tải hay ngắt điện trong quá trình làm việc.
3.3. Hệ thống tủ, kệ
Thiết kế quầy pha chế tiện lợi bao gồm hệ thống tủ, kệ để chứa dụng cụ pha chế, cốc ly cũng như hệ thống chậu rửa, thùng đựng đá viên, thùng rác. Hệ thống tủ kệ nên bố trí treo trên tường để đặt cốc ly và các nguyên liệu pha chế. Ngoài để đồ, hệ thống tủ, kệ này cũng mang vai trò trưng bày cho quầy bar.
Hệ thống tủ kệ, ghế ngồi được sắp xếp ngay ngắn
3.4. Chất liệu làm mặt bàn
Mặt bàn quầy bar nên được làm bằng chất liệu đá marble hoặc gỗ tự nhiên, hay inox để chống thấm nước và dễ dàng lau rửa. Ngoài ra, mặt bàn còn thường xuyên phải chịu tác động từ quá trình pha chế và các chất tẩy rửa, nguyên liệu bắn ra, cho nên mặt bàn quầy bar cần làm bằng những chất liệu chịu được va đập mạnh và chất tẩy rửa, khó bám bẩn.
3.5. Thiết kế quầy pha chế theo phong thủy
Đối với văn hóa Á Đông, việc thiết kế quầy bar theo phong thủy cũng được các chủ quán rất lưu tâm. Trong nhà hàng, quán cafe, vị trí quầy bar, quầy thu ngân nên được đặt ở hướng Bạch Hổ, tương ứng với hướng bên phải từ nhà hàng nhìn ra. Theo phong thủy, vị trí hướng Bạch Hổ thường là vị trí tĩnh và đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho chủ kinh doanh.
Lưu ý không nên để các thiết bị có nhiệt độ cao như ấm siêu tốc, lò vi sóng cạnh khu vực thu ngân để tránh hao hụt tiền tài. Két tiền phải đặt ở dưới máy tính tiền, ở vị trí kín đáo để tránh lộ tài, hao tán lộc.
Thiết kế quầy bar cafe đơn giản
4. Xu hướng thiết kế quầy bar đẹp và tiện lợi năm 2022
Chủ quán có thể tham khảo các mẫu thiết kế quầy bar dưới đây và áp dụng cho quán của mình.
4.1. Thiết kế quầy bar theo phong cách sang trọng, hiện đại
Quầy bar theo phong cách châu Âu, không sử dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ, chuộng màu đơn sắc như trắng hoặc xám nhạt kết hợp với tông đen hoặc tông nâu gỗ sẽ mang đến cảm nhận hiện đại và sang trọng cho quán. Hơn nữa, việc tối giản trong thiết kế sẽ giúp không gian trở nên rộng hơn, mang lại sự trẻ trung, tươi mới, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Quầy bar cafe theo phong cách hiện đại
4.2. Quầy bar phong cách cổ điển
Phong cách cổ điển, xưa cũ hay vintage mang đến cho khách hàng cảm xúc hoài niệm về những điều xưa cũ. Đây cũng là một ý tưởng thiết kế quầy bar khá thú vị. Dưới đây là hình ảnh quầy bar được thiết kế theo phong cách châu Âu những năm 1850 với thùng gỗ, gạch nứt, đèn bão và trần gỗ thấp.
Quầy bar mang phong cách cổ điển
4.3. Quầy bar đa giác
Quầy pha chế có thể được bố cục theo thiết kế chữ L, chữ C hoặc chữ U nhưng quầy bar hình đa giác cũng là một ý tưởng rất sáng tạo để tối ưu diện tích sử dụng của quán. Để cân bằng với các góc nhọn của hình đa giác, nhà thiết kế có thể sử dụng thêm đèn tròn hoặc ghế tròn.
Quầy bar đa giác
4.4. Quầy bar mini
Những quầy bar dạng nhỏ phù hợp với các quán cafe, trà sữa nhỏ, ưu tiên bán mang về hoặc bán qua app đặt đồ ăn. Đối với những quán có diện tích nhỏ, quầy bar sẽ được thiết kế tối ưu nhất, sử dụng nhiều giá kệ để sắp xếp đồ dùng theo chiều cao, giúp tối ưu diện tích diện tích quán. Khi set up quầy bar này vẫn được chừa lại 1 lối đi để khách đứng order và chờ lấy đồ.
Quầy bar mini của quán trà sữa
4.5. Quầy bar độc lập
Mẫu quầy bar này dành cho những quán cafe có không gian rộng. Quầy bar chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là order và pha chế, khách hàng thưởng thức đồ uống ở khu vực khác. Chính vì vậy, khu vực pha chế khi thiết kế quầy bar này khá độc lập, tách khỏi các khu vực khác. Từ đó giúp chống ồn và đem lại sự riêng tư, thoải mái hơn cho khách hàng khi trò chuyện.
Quầy bar của quán trà sữa
Trên đây là những lưu ý khi thiết kế quầy bar/ pha chế cho nhà hàng hay cafe, trà sữa, bar, pub… Hi vọng qua những mẫu thiết kế quầy bar mà Trái Ổi Decor gợi ý, bạn có thể có thêm nhiều ý tưởng để thiết kế, trang trí quán cho mình.
Khi nói về phong cách Pháp điều đầu tiên khi chúng ta nghĩ đến luôn là sự kinh điển, không quá rườm rà, cầu kỳ mà trái lại nó khá tinh tế và thanh lịch. Đối với nội thất quán cafe Pháp đừng cố làm nó phức tạp lên mà hãy sắp xếp chúng hợp lý, thật tối giản nhưng cần tinh tế, kết hợp khéo léo giữ cổ điển và hiện đại. Tạo nên không gian gần gũi, gắn bó nhưng không mất đi sự cổ điển thuần tuý của phong cách Pháp. Cùng Trái Ổi Decor tìm hiểu về những bí thuật đem đến một thiết kế quán cà phê kiểu pháp đẹp mê ly ngay trong phần dưới đây.
1. Lựa chọn màu sắc cho quán cafe kiểu pháp
Người Pháp có sự yêu thích đặc biệt với các gam màu trung tính, đặc biệt là màu trắng. Màu sắc là cách họ có thể thu hẹp khoản cách về tuổi tác, sự thân quen hay lạ lẫm. Tuy vậy, đừng nghĩ đó là giới hạn, “quy tắc màu sắc trong thiết kế Pháp là không có quy tắc nào cả”. Cái bạn cần chính là sự hài hoà về màu sắc tổng thể.
Màu sắc đơn giản nhưng đầy sự tinh tế chính là điểm nổi bật trong thiết kế quán cafe kiểu Pháp
Tuỳ theo thông điệp, ý thích của chủ đầu tư – Đơn vị thiết kế sẽ tư vấn và sử dụng những màu sắc sao cho sống động và hài hoà nhất. Ví dụ như những mảng màu sắc tươi mới trong căn phòng này. Sự kết hợp màu sắc này nhìn không kém phần trẻ trung nhưng cũng rất sang trọng – điểm không thể thiếu trong phong cách Pháp
2. Nội thất quý tộc chỉ có ở phong cách Pháp
Nội thất Pháp cũng như thiết kế vì chúng mang đậm hơi thở của lối sống người Pháp: thoải mái và không chút gò bó. Đừng lựa chọn các nội thất quá “Quý tộc” mà hãy sử dụng những thiết kế đơn giản nhưng tinh tế. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp giữa sự hiện đại và cổ điển để tạo được không gian gần gũi cho khách hàng.
Nội thất bằng gỗ sang trọng và quý tộc
Hiện nay có rất nhiều mẫu bàn ghế có thiết kế bàn ghế quán cafe kiểu Pháp mà bạn có thể lựa chọn. Từ nội thất đến thẩm mỹ nên có một cái nhìn thống nhất. Không nên bày quá nhiều bàn ghế trong không gian mà nên cùng một vài món đồ trang trí làm điểm nhấn cho quán như hoa và đèn trang trí – đây cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu cho quán cafe kiểu Pháp.
3. Sự hài hòa ánh sáng đến đơn giản của quán cafe kiểu Pháp
Đặc trưng trong thiết kế quán cafe phong cách Pháp là ánh sáng tự nhiên chủ yếu đến từ bên ngoài qua các cửa sổ lớn. Các khách hàng không chỉ ngồi bên ngoài mà kể cả ngồi không gian bên trong cũng cực kì thích ánh sáng tự nhiên bởi đây là nguồn ánh sáng dễ chịu không gây khó chịu cho mắt.
Sử dụng các loại đèn trang trí cổ điển để dung hòa ánh sáng vàng và trắng
Việc sử dụng ánh sáng hợp lý trong phong cách Pháp sẽ giúp bạn tôn lên vẻ đẹp của nội thất quán cà phê. Và ở phong cách Pháp thì hệ thống ánh sáng thường là ánh sáng trắng hoặc vàng. Lưu ý hệ thống ánh sáng không quá sáng như một số kiểu thiết kế khác mà chỉ đủ trong một số khu vực nhất định và vừa phải.
4. Điểm nhấn trang trí quán cafe kiểu pháp đầy tinh tế
Đừng mải chạy theo xu hướng nếu muốn lựa chọn thiết kế kiểu Pháp. Vì đối với phong cách Pháp: mọi xu hướng có thể đến và đi, quay vòng trong chính trị, thời trang và trang trí. Thiết kế có thể cải tiến nhưng vẫn luôn giữ sự cổ điển nguyên chất như nó vốn có. Đây cũng chính là sự hấp dẫn của phong cách này.
Trang trí một quán cafe kiểu pháp phải cân nhắc đến sự tinh tế và quý tộc
Ở thiết kế Pháp đừng bao giờ quên các đồ vật trang trí tinh tế, trang nhã cũng như ánh sáng, các món đèn bàn, đèn chùm cũng vô cùng quan trọng. Tất cả những món đồ này chính là điểm nhấn và góp phần tạo nên một cái nhìn tổng thể hài hoà mà không kém phần ấn tượng cho quán. Chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều bức tranh vẽ hay các họa tiết để tô điểm thêm cho quán, tất nhiêu các hoạt tiết hay tranh vẽ này cần phải thể hiện được sự tinh tế và sắc thái cổ kính.
4 phong cách nên sử dụng trong thiết kế quán cà phê kiểu pháp
1. Phong cách tối giản
Minimalism – Quán cafe Pháp phong cách tối giản là đơn giản hoá tất cả các đường nét, chi tiết và cả kiểu dáng để hạn chế sử dụng các vật liệu trang trí hết mức có thể nhưng vẫn bật lên được những nét đẹp của thiết kế Pháp theo một cách riêng.
Điều đặc biệt ở phong cách này là “Less is More – Ít là Nhiều” . Màu sắc tối giản không quá 3 màu, thường bao gồm màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn.
Tuy sử dụng ít màu sắc những với phong cách tối giản trong thiết kế quán cafe kiểu pháp vẫn tinh tế vô cùng
Màu trắng thường là màu được sử dụng trong phong cách này nhiều nhất bởi sự tối ưu, linh hoạt và tối giản. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn các màu đơn sắc như xanh, đỏ, đen, vàng…
Về nội thất của phong cách này thường đói hỏi sự tối giản, hài hoà và hiện đại. Đi cùng tone màu chính, những nội thất làm nổi bật điểm nhấn tinh tế, hài hoà với thiết kế tổng thể. Mang đến thực khách một không gian thoáng đãng, thoải mái thư giãn cùng bạn bè.
Trắng luôn là màu sắc sẽ sử dụng trong các thiết kế tối giản
Vì việc hạn chế màu sắc nên ở phong cách này ánh sáng tự nhiên được sử dụng tối đã nhầm nhấn mạnh các khu vưc quan trọng và tôn lên các chi tiết khác. Ngoài ra sự kết hợp ánh sáng tự nhiên và nhân tạo để tạo hiệu ứng bóng đổ nhằm tôn lên các hình khối của các đồ dùng trong không gian quán ở những khu vực quan trọng.
2. Phong cách Cổ điển
Nhắc đến quán cafe Pháp người ta thường nghĩ đến sự cổ điển và sang trọng, tinh tế. Do đó việc lựa chọn thiết kế quán cafe phong cách cổ điển là một trong những ưu điểm nổi trội tạo nên sự cạnh tranh riêng cho quán.
Quán cafe phong cách cổ điển thường sử dụng những tone màu trầm ấm và những gam màu trung tính như nâu, be… để mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn cho thực khách và xua tan những ồn ào trong cuộc sống. Bên cạnh đó không thể thiếu sự sang trọng trong phong cách riêng.
Ứng dụng phong cách cổ điển vào các thiết kế quán cafe kiểu Pháp
Quán cafe phong cách cổ điển thì thường sẽ khá kén khách, nhưng một khi đã được khách hàng yêu thích thì sẽ không bao giờ quên. Vậy nên việc lựa chọn nội thất ở phong cách này phải kỹ lưỡng và toát lên chất riêng của quán. Từ các chi tiết nhỏ nhất như đèn chùm, bình hoa hay tranh trang trí cũng phải tinh tế để nổi bật phong cách riêng.
Việc sử dụng ánh sáng ở phong cách này cũng cần được lưu ý vì ở các gam màu trầm rất dễ bị “buồn tẻ”. Vì vậy nên việc kết hợp ánh sáng để tạo nên sự lung linh, cổ điển không chỉ để thực khách thưởng thức đổ uống mà còn để khách hàng có cảm giác hoà mình với không gian quán.
3. Phong cách ART DECO
Phong cách Art Deco được hình thành tại Pháp vào năm 1920. Đây là một trong những phong cách thu hút ánh nhìn và dễ tạo ấn tượng khi muốn theo thiết kế Pháp.
Sang trọng khi ứng dụng phong cách Art Deco
Phong cách này sử dụng những tuyến hình đơn giản và những hình khối kinh điển trong không gian mang đến sự mạnh mẽ, cá tính. Màu sắc được sử dụng thường là những màu đậm, có tính tương phản cao như vàng, đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, hồng và các màu ánh kim…Ngoài ra còn kết hợp các vật liệu như thép không gỉ, thuỷ tinh, đá cẩm thạch, gỗ để bật lên sự lộng lẫy của thiết kế
Màu sắc của phong cách này thường không rườm rà, nhẹ nhàng mà đơn giản, đầy mạnh mẽ và quyến rũ. Hoạ tiết thường sử dụng hoa lá, chim chóc để tạo nên nét sinh động của không gian quán. Đặc biệt màu sắc ánh sáng nhân tạo được thể hiện để kể hợp với các màu sắc trên, tạo sự tinh khôi cho không gian
Màu sắc trong phong cách Art Deco không rườm rà nhưng đầy sang trọng
Có thể nói, Phong cách này là một trong những phong cách Pháp được thể hiện tõ nhất cá tính riêng của chủ quán cũng như được sự ưa chuộng của nhiều thực khách hiện này
4. Phong cách Indochine
Nếu lo lắng phong cách Pháp không phù hợp với người Việt Nam thì bạn có thể lựa chọn phong cách Indochine: Phong cách Đông Dương pha trộn giữa Đông – Âu mộc mạc đầy sang trọng – Nét đẹp Tân cổ điển của Pháp đầy sang trọng quý phái
Ở phong cách này thường sử dụng ánh sáng tự nhiên, cũng như khí trời. Kiến trúc Indochine sử dụng các cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên trong thiết kế. Ngoài ra việc sử dụng gạch bông, gạch hoạ tiết cũng được ứng dụng khá nhiều trong phong cách này
Indochine mang đến vẻ quý phái trong các thiết kế quán cafe kiểu Pháp
Ngoài ánh sáng và màu sắc thì nội thất ở phong cách này thường sử dụng các chất liệu ở nội thất như Gỗ, tre, nứa để nhấn mạnh sư thân thuộc và thiên nhiên cho phong cách này
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hiện đại và hoài cổ nhưng vẫn mang đậm nét đặc trưng này được rất nhiều người yêu thích và dần đang trở thành xu hướng được ưa chuộng hiện nay
Nội thất nhẹ nhàng và đầy cuốn hút trong phong cách Indochine
Trên đây là một số thông tin và gợi ý cho bạn về các thiết kế quán cafe kiểu Pháp. Hãy bắt tay ngay vào việc tìm cho riêng mình một phong cách và lựa chọn một đơn vị tư vấn – thiết kế quán cafe Pháp phù hợp nhé!
Trái Ổi Decor là đơn vị chuyên tư vấn- thiết kế quán cafe kiểu Pháp với nhiều kinh nghiệm phục vụ các đối tác trên khắp cả nước. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Để được tư vấn thiết kế và báo giá thi công quán cà phê vui lòng liên hệ ngay Trái Ổi Decor để được giải đáp nhé!
Tọa lạc tại Seiranri, một khu phức hợp cao cấp tại quận Binjiang, Hàng Châu, đội ngũ thiết kế PIG Design đã cải tạo thành công khu vực 1.450m3 bao gồm lối đi công cộng và phòng vệ sinh, mục tiêu hướng tới thế hệ trẻ thành thị đồng thời mang tới sự mới mẻ trong thiết kế phòng vệ sinh công cộng.
Thông tin công trình:
Tên: Khu vực công cộng Seiranri
Đội ngũ thiết kế: PIG Design
Kiến trúc sư chính: Li Wenqiang
Vị trí: Ngã tư đường Xixing và Danfeng, quân Binjiang, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc
Diện tích: 1.450m2
Dự án kết hợp chức năng và những ý tưởng mới lạ, tạo nên bản vẽ nội thất giống như không gian về các khái niệm vũ trụ học như lực hấp dẫn, hành tinh và các lỗ đen.
Từ phòng vệ sinh 80m2, PIG design đã mở rộng để tạo thành khu vực sử dụng chung. Giống như một lỗ đen, phòng vệ sinh ban đầu dường như “nhấn chìm” và “hấp thụ” môi trường xung quanh để tạo nên không gian công cộng rộng lớn, nơi mọi người có thể dừng lại nghỉ ngơi. Không gian này bao gồm sảnh chờ, thang máy, thang cuốn, lối đi cho nhân viên hậu cần cũng như các phòng vệ sinh theo đúng mục đích. Lối đi dành cho khách hàng và người thuê được tách biệt, các lối lưu thông đều được tối ưu hóa.
Phòng vệ sinh công cộng này được phân thành ba tầng riêng biệt với mỗi tầng có một màu sắc chủ đạo khác nhau như trắng, xanh lục và tím, hình thành tổng thể đầy màu sắc như được tạo ra bởi ma sát giữa các hành tinh xung quanh lỗ đen. Gạch, một vật liệu quen thuộc, phổ biến, vừa tiết kiệm chi phí, vừa dễ lau chùi, bảo trì được sử dụng cho các khu vực rộng lớn nhằm tạo ấn tượng trực quan về các mảng không gian.
Thông thường, phòng vệ sinh là nơi riêng tư và thường không mấy nổi bật trong thiết kế không gian. Tuy nhiên với Seiranri, không gian được nhấn nhá bằng những gam màu mạnh, tạo ra trải nghiệm thị giác và giác quan ấn tượng. Lối đi chung trở thành phần mở rộng của khu vực phòng vệ sinh, nơi mọi người có thể đi sâu vào bên trong khám phá.
Trong hành lang này có bố trí các vật dụng thường thấy trong nhà vệ sinh như bồn rửa mặt, vòi hoa sen, giấy vệ sinh, bồn cầu và gương. Mặc dù tính thẩm mỹ không được coi là thanh lịch nhưng những hình ảnh này hoàn toàn đóng vai trò như yếu tố hình ảnh mang tính khái niệm và biểu tượng, gợi lên những ký ức về cuộc sống hàng ngày.
Nhìn chung, thiết kế của Seiranri dường như tạo ra cho người dùng trải nghiệm không gian kể chuyện, từ những khung cảnh quen thuộc cho tới lạ lẫm. Tất cả yếu tố bên trong đều được phóng đại, xen kẽ, được sắp xếp giống như các hành tinh đang va vào nhau theo lực hấp dẫn của lỗ đen. Việc sử dụng tổng thể một màu duy nhất ở mỗi tầng giúp người dùng trở thành nhân vật chính.
Thông qua ngôn ngữ hình ảnh, chi tiết hoàn chỉnh với các hình khối và khối lượng điêu khắc rời rạc, không gian này khuyến khích du khách nhìn qua ranh giới ảo, chú ý tới những yếu tố quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày dễ bị bỏ qua và giúp họ tạo ra câu chuyện của riêng mình.
Chamber Church là một công trình thiết kế nhà thờ vừa tôn trọng quá khứ vừa hướng tới tương lai, qua đó gợi lên ý niệm trường tồn. Nhà thờ nằm dưới chân núi và nhìn ra quảng trường, được chia thành 2 phần: khu vực làm lễ và tầng hầm. Không gian – hình khối có sự giao thoa giữa đất và nước, phản ánh sức mạnh của trời đất, tự nhiên.
Thông tin dự án:
Thiết kế: Büro Ziyu Zhuang
Diện tích: 771 m²
Địa điểm: Qingdao, Trung Quốc
Năm hoàn thành: 2021
Hình ảnh: Shengliang Su
Tính nguyên bản và tính truyền thống
Để tạo ra một thiết kế hiện đại, các kiến trúc sư đã sử dụng các dạng hình học thuần túy mà vẫn gợi lên hình ảnh của một nhà thờ truyền thống, chẳng hạn như tháp chuông với cửa sổ hình chóp và các mái vòm. Mặt bằng được bố trí theo kiểu Basilica (Vương cung thánh đường). Hầu hết các yếu tố trang trí đều được tối giản hóa với các dạng hình học thuần túy. Hình khối là sự kết hợp của một loạt các lát cắt, tạo ra ấn tượng thị giác ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Công trình vẫn kế thừa những thiết kế của các công trình tôn giáo như chiều dài lớn, bố cục đối xứng, nhịp điệu tăng dần. Hướng chính của tòa nhà là hướng Đông – Tây. Cảnh quan tự nhiên bao quanh nhà thờ với một hồ nhân tạo ở phía sau, nhằm tạo sự riêng tư, trong khi không gian mở của quảng trường nhấn mạnh vào sự tương tác. Các lát cắt và sự giao thoa của ánh sáng tạo nên cảm giác thiêng liêng và trang trọng nhưng nhẹ nhàng và không nặng nề. Tầng hầm của công trình bao gồm các không gian phụ trợ là quầy lễ tân và pha chế.
Phần phía sau công trình với những đường cong lớn, làm phá vỡ sự cứng nhắc và tạo thành một kết nối linh hoạt với hồ, đặt tại vị trí chiến lược tạo ra một đối đối xứng. Trước lối vào nhà thờ, nhóm thiết kế tạo một “sân khấu” để nhấn mạnh vị trí trung tâm của nó.
Tính trường tồn
Trước kia, hang động là không gian sinh sống của con người, là nơi trú ẩn của gió lạnh, mưa, nắng và các loài động vật nguy hiểm. Hình thức bao bọc của chúng được khắc sâu như một dấu hiệu của sự an toàn trong DNA của mỗi người. Cái hang như thể là một nguyên mẫu trong vô thức tập thể loài người. Cảm giác an toàn và trang nghiêm này được sử dụng trong các công trình tôn giáo. Hang động được xem như một nơi linh thiêng, chẳng hạn như Hang Lascaux (Grotte de Lascaux) hoặc Hang Hilla ( Jabal al- Nour).
Do đó, không gian hang động của nơi làm lễ cố gắng mang lại cho mọi người cảm giác yên bình và an toàn. Không gian tạo ra sự mềm mại, uyển chuyển. Nó vẫn giữ được hình ảnh hang động nhưng bầu không khí tươi sáng hơn.
Ánh sáng và những lát cắt
Ánh sáng xuyên qua những lát cắt, sau đó trải đều và trở nên mềm mại khi vào bên trong. Ánh sáng thay đổi theo giờ và trải nghiệm cũng thay đổi mới lạ theo. Lấy cảm hứng từ bức tranh nổi tiếng “Virgin of the Rock” của Leonardo da Vinci, trong một không gian được che chở của ánh sáng thuần khiết, người ta có thể cảm nhận được tình yêu của tạo hóa dành cho muôn loài.
Mỗi lát cắt dày 50mm, khoảng cách giữa mỗi lát là 40 mm. Tất cả những lát cắt này được kết hợp để tạo thành toàn bộ tường, mái và tháp chuông. Các lát màu trắng vừa là xu hướng thẩm mỹ đương đại vừa là tiếng vọng của truyền thống – sự kết hợp giữa di sản và hiện đại.
Kết cấu
Từ mái vòm và trụ bay* của các nhà thờ phương Tây truyền thống đến các đầu hồi lớn và mái hiên của Kiến trúc Phương Đông, Nghi lễ luôn đi kèm với sự thể hiện cấu trúc của không gian. Các kiến trúc sư tin rằng sự logic từ hình thức đến xây dựng phải đơn giản và thuần khiết.
Khung thép bao gồm 11 bộ khung chính. Các khung chính xác định các đường viền ngang bên ngoài của nhà thờ, trong khi các khung phụ được hỗ trợ bởi các dầm, xác định các đường viền không gian hang động bên trong hội trường. Hai đường viền cũng tạo nên mối quan hệ giữa độ cứng bên ngoài của công trình và độ mềm bên trong. Dầm chính chạy qua và liên kết tất cả các khung thép với nhau, đồng thời phác thảo rõ ràng các đường viền dọc bên ngoài của nhà thờ.
——————–
*Basilica: Ban đầu, vương cung thánh đường là một tòa nhà công cộng của La Mã cổ đại , nơi tổ chức các tòa án, cũng như phục vụ các chức năng chính thức và công cộng khác. Basilicas thường là những tòa nhà hình chữ nhật với gian giữa được bao bọc bởi hai hoặc nhiều lối đi dọc , với mái ở hai cấp, cao hơn ở trung tâm so với gian giữa để thừa nhận một tầng và thấp hơn so với các lối đi bên. Một đỉnh ở một đầu, hoặc ít thường xuyên hơn ở cả hai đầu hoặc ở một bên, thường chứa tòa án lớn do các thẩm phán La Mã chiếm giữ
*Trụ bay: Là cấu trúc bao gồm một thanh nghiêng, được kết nối với các mái vòm lớn. Trụ bay đã phát triển trong thời đại Gothic từ những hỗ trợ ẩn, đơn giản hơn trước đó. Thiết kế đã làm tăng sức mạnh hỗ trợ của trụ và cho phép tạo ra các nhà thờ có trần cao đặc trưng của kiến trúc Gothic.
Thiết kế quầy bar cho quán cafe, quán trà sữa, nhà hàng hay thậm chí là quầy bar mini dành cho gia đình phù hợp với mong muốn của bạn. Bài viết dưới đây của Trái Ổi Decor sẽ giới thiệu đến bạn những tiêu chuẩn thi công quầy bar đẹp cũng nhiều mẫu quầy bar sang trọng, đơn giản phù hợp với mọi không gian. Cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!
Công dụng của quầy bar?
Quầy bar là nơi pha chế những món đồ uống ngon lành để phục vụ khách hàng. Khi bạn bước vào một quán cafe, thứ đầu tiên đập vào mắt bạn chắc chắn là quầy bar, đây cũng là nơi nhân viên tiếp xúc với khách hàng đầu tiên. Do đó nếu quầy bar được thiết kế đẹp mắt, độc đáo và bố trí gọn gàng, khoa học sẽ gây ấn tượng với khách hàng.
Ngoài ra quầy bar cũng tạo thêm không gian lưu trữ, đựng các dụng cụ và nguyên liệu pha chế đồ uống giúp nhân viên dễ dàng hơn trong quá trình làm việc, khách hàng cũng không phải tốn quá nhiều thời gian chờ đợi.
Bên cạnh đó, một quầy bar đẹp sẽ giúp quán cafe của bạn được nâng tầm hơn, qua đó cũng thể sự chuyên nghiệp.
Tiêu chuẩn thiết kế quầy bar đẹp
Thiết kế quầy bar, quầy cafe cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn riêng, nhằm mang đến một công trình đẹp mắt, tạo điều kiện làm việc thuận tiện cho nhân viên và mang đến không gian thoải mái cho khách hàng. Sau đây Trái Ổi Decor sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn thiết kế quầy bar quán cafe, nhà hàng đẹp:
Kích thước tiêu chuẩn
Kích thước quầy bar là yếu tố rất quan trọng, do đó khi thiết kế và thi công quầy bar cần tính toán kích thước một cách cẩn thận và chi tiết. Phải lấy tổng thể không gian quán làm chuẩn, nếu diện tích không gian lớn có thể thiết kế quầy bar dài và rộng hơn.
Ngược lại sử dụng quầy bar nhỏ cho những quán cafe khá hạn chế về diện tích, điều này nhằm đảm bảo bố cục tổng thể được cân bằng. Cụ thể kích thước như sau:
Chiều cao của quầy bar phải ngang tầm với chiều cao người pha chế, giúp họ dễ dàng hơn khi làm việc, khách cũng cảm thấy thoải mái khi ngồi tại quầy. Đối với quầy bar 1 tầng, cao dưới 1m là hợp lý. Còn quầy 2 tầng thì cao hơn một chút, khoảng cách giữa 2 tầng là 30cm. Chiều rộng: ít nhất là 80cm dù cho quán cafe, nhà hàng…có hẹp như thế nào đi nữa. Chiều sâu: dựa vào chức năng cửa quầy bar. Thông thường khoảng 40cm đến 60cm. Lưu ý khi sắp xếp ghế ngồi cần giữ khoảng cách chuẩn giữa ghế với mặt bàn là 25cm.
Cách bố trí các vật dụng quầy bar
Trên thực tế không có một quy định cụ thể phải bố trí các dụng cụ, thiết bị quầy bar thế nào. Tất cả dựa vào phong cách chủ đạo của không gian, sở thích của chủ quán và sự thuận tiện của nhân viên khi làm việc. Tuy nhiên, Trái Ổi Decor vẫn sẽ gợi ý cho quý khách hàng một số cách sắp xếp quầy bar đẹp và ấn tượng.
Chú ý đến dòng di chuyển của cả nhân viên và khách hàng, nhằm đảm cách bày trí các vật dụng hợp lý nhất để thuận tiện cho quá trình di chuyển, hạn chế thời gian và quãng đường cũng như công sức.
Sắp xếp vật dụng theo quy trình làm việc cũng giúp nhân viên thao tác nhanh hơn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, kể cả những trường hợp quán quá đông khách. Bên cạnh đó việc vệ sinh các dụng cụ cũng là vấn đề ưu tiên hàng đầu, đảm bảo khu vực này luôn sạch sẽ để tạo dựng ứng tượng tốt với khách hàng.
Bên cạnh đó sắp xếp các vật dụng một cách nghệ thuật cũng khiến không gian thêm bắt mắt hơn. Tận dụng những chiếc kệ thông thường, khéo léo decor thêm phụ kiện trang trí như tượng, mô hình hay các món đồ handmade. Đối với những thiết bị không hoặc ít sử dụng hãy cất gọn vào trong, tránh cảm giác chật chội và rối mắt.
Chất liệu quầy bar
Các chất liệu được sử dụng thiết kế quầy bar phổ biến nhất hiện nay:
Quầy bar bằng gỗ
Các chất gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp đều có những ưu điểm riêng, với vẻ đẹp mộc mạc nhưng cũng không kém phần sang trọng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho không gian hiện đại, cổ điển hay vintage. Ngoài ra chất liệu gỗ cũng giúp việc phối cảnh nội thất trở nên dễ dàng hơn.
Quầy bar bằng đá
Chất liệu đá sở hữu bề mặt sáng bóng, mang cảm giác đẳng cấp và tinh tế. Bên cạnh đó quầy bar đá có khả năng chịu lực khá tốt, dễ lau chùi, chống thấm nước và tính thẩm mỹ cao.
Quầy bar bằng kim loại
Thép không gỉ hay nhôm mang gam màu sắc lạnh sẽ là giải pháp tối ưu cho những không gian hiện đại, những đường nét vuông vức, khỏe khoắn sẽ mang lại ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng.
Xu hướng thiết kế quầy bar tại nhà
Ngày nay, hòa theo nhịp thở của lối sống hiện đại, quầy bar không chỉ được sử dụng trong các quán cafe, nhà hàng hay khách sạn mà những kiểu quầy bar mini cũng được các gia chủ lựa chọn trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên phải thiết kế quầy bar tại nhà làm sao cho tiện sử dụng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Lựa chọn vị trí đẹp, chuẩn phong thủy
Thường mọi người hay chọn phòng bếp làm khu vực để bố trí quầy bar, bởi chúng tạo sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, gần các tiện ích khác như tủ rượu, tủ đựng ly, cốc,… Nếu bạn đang sống ở biệt thự, nhà phố rộng rãi thì có thể bố trí quầy bar ở tầng lửng, hay sảnh cầu thang để mang đến không gian riêng tư cùng những bữa tiệc tùng vui vẻ cùng gia đình và bạn bè.
Đối với các căn hộ chung cư với cấu trúc phòng khách nối liền phòng bếp thì bạn nên bố trí quầy bar ở giữa vị trí trung tâm. Vừa tận dụng làm vách ngăn vô cùng tinh tế vừa che chắn các luồng khí từ bên ngoài, đem đến tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Kích thước tiêu chuẩn của quầy bar gia đình
Mỗi không gian sẽ có kích thước làm quầy bar khác nhau. Đối với phòng bếp nhỏ hay nhà bếp ở các căn hộ chung cư, kích thước thường sử dụng cho quầy bar dao động khoảng 90cm – 110cm, chiều cao khoảng 80cm và độ sâu từ 40cm đến 50cm. Với kích cỡ không chiếm quá nhiều không gian, lại đem đến sự cân đối và bắt mắt cho ngôi nhà của mình.
Kiểu dáng thiết kế
Kiểu dáng của quầy bar tùy vào gu thẩm mỹ và sở thích riêng của gia chủ. Tuy nhiên khi thiết kế thi công quầy bar, cần lưu ý để sự đồng điệu của tổng thể không gian, các đường nét của quầy bar cần sự mềm mại tạo cảm giác uyển chuyển và sang trọng cho căn nhà.
Tận dụng tối đa công năng quầy bar
Quầy bar mini không chỉ đơn thuần là nơi thưởng thức rượu ngon, mà hãy tận dụng khoảng trống để như ngăn kéo, hộc tủ làm nơi lưu trữ giúp căn bếp gọn gàng và khoa học hơn. Thậm chí còn có thể dùng quầy bar làm ăn kết hợp đảo bếp.
Cách trang trí quầy bar
Đừng biến quầy bar thành nơi chỉ dùng để đồ đạc, lộn xộn và mất thẩm mỹ. Hãy thêm vào đó cây xanh, giá treo ly, các loại ly tách sang trọng,… giảm bớt sự đơn điệu và mang lại vẻ đẹp độc đáo cho quầy bar.
Bố trí thêm các loại đèn trang trí để tạo cảm giác lãng mạn khi cùng gia đình và bạn bè thưởng thức rượu và đồ ăn ngon. Các loại đèn led, đèn dây trang trí cũng là sự lựa chọn bạn không nên bỏ qua.
Bên cạnh đó để tạo nên sự hài hòa cho không gian, hãy lựa chọn màu sắc và chất liệu đồng bộ với phong cách chủ đạo mà ngôi nhà đang hướng đến. Tránh những gam màu quá hay sản phẩm nội thất có màu sắc quá nổi bật sẽ tạo sự rối mắt, khó chịu.
Các mẫu thiết kế quầy bar đẹp, đơn giản và ấn tượng nhất 2022
Dự án nhà hàng Yatts được cải tạo từ một ngôi nhà cổ tại Hà Nội. Bản thân ngôi nhà mang trong nó câu chuyện của một thời kì và những thay đổi theo sự phát triển của đô thị. Sự kết hợp giữa kiến trúc cổ của những ngôi biệt thự từ mấy chục năm trước, với công năng mới – nhà hàng sẽ là trải nghiệm như thế nào?
Thông tin công trình
Thiết kế: Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Huyền Trang, Cao Thế Anh, Tạ Đình Hưng
Các nhà thầu: Croled, Lainoithat, Thaosteel, Green Space, Betonlab
Ảnh: Triệu Chiến
Thuyết minh công trình
Khó có thể hình dung nổi, Hà Nội hôm nay sẽ thế nào nếu vắng đi hình ảnh của những ngôi biệt thự cổ thi thoảng hiện diện trên các con phố từ Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Ngô Văn Sở… Sự tồn tại với nguồn gốc phi bản địa của chúng trong khoảng hơn 100 năm qua đã tạo nên một quỹ di sản kiến trúc đô thị có giá trị, góp phần làm nên bản sắc đô thị cho thành phố. Tuy nhiên các ngôi biệt thự cổ này cần một đời sống với công năng mới để phù hợp với sự phát triển không ngừng của đô thị ngày nay. Dự án nhà hàng Yatts đã hoàn thành với bối cảnh như vậy.
Bằng sự trân trọng kí ức, chúng tôi quyết định đem đến cho dự án một cái nhìn mới mà không can thiệp vào hiện trạng. Trong đó lấp ló những chi tiết cũ, để có thể gợi cảm xúc thú vị hơn cho những thực khách khi tới đây. Chúng tôi tin sự kết hợp này sẽ tạo nên một vẻ đẹp rất riêng cho dự án.
Công trình khách sạn lấy cảm hứng từ tinh thể kim cương được xây dựng nơi hiện trạng cảnh quan có địa thế hướng biển, một hình rẻ quạt ôm trọn khúc cua mềm mại trên đường bao biển, nhìn thẳng ra vịnh Hạ Long.
Thông tin dự án:
– Tên dự án: Khách sạn Crystal Island Quảng Ninh
– Địa điểm: Quảng Ninh, Việt Nam
– Quy mô – Diện tích:
Diện tích xây dựng phần ngầm 1,957 m2
Diện tích xây dựng sàn nối bao gồm cả tum kỹ thuật 41,514 m2
Số tầng nổi 33 tầng
Số tầng hầm 1 tầng
– Đơn vị thiết kế: Ibstac Architects & Planners
– KTS trưởng: KTS Trịnh Anh Tuấn
Ý tưởng thiết kế
Địa hình khu đất hình rẻ quạt với điểm mạnh là view 360 độ nhìn toàn cảnh Hạ Long
Nhận được yêu cầu đặc biệt từ chủ đầu tư: sáng tạo nên một công trình khách sạn mang tính biểu tượng và hiệu quả, các kiến trúc sư đã đưa ra phương án tối ưu: thiết kế tòa tháp với hình khối kiến trúc mạnh mẽ, khỏe khoắn, thể hiện tinh thần vươn lên bền vững. Đồng thời, công trình mang diện mạo hiện đại, xứng tầm với các dự án lân cận nổi bật như Sun World Hạ Long Park, Cảng tàu Quốc tế Hạ Long, Sân Golf Hạ Long…
Hình khối công trình khách sạn có kiến trúc mạnh mẽ, ấn tượng
Công trình khách sạn lấy cảm hứng từ crystal (tinh thể kim cương) tượng trưng cho sự vững bền, các giá trị vĩnh cửu trường tồn cùng thời gian. Vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái được chắt lọc và thể hiện trên công trình khách sạn, lồng vào đó là đáp ứng các tiêu chí công trình xanh để tạo nên một công trình độc đáo, mang đậm tính biểu tượng.
Ý tưởng thiết kế mang tính biểu tượng
Giải pháp kiến trúc cho công trình khách sạn
Địa hình khu đất hình rẻ quạt với điểm mạnh là view nhìn 360 độ cho khối phòng chính. Vì vậy công trình được thiết kế với quy hoạch tổng mặt bằng mở rộng về phía mặt tiền và đưa toàn bộ hệ thống lõi kỹ thuật thang máy, phụ trợ về phía sau.
Phần giao thông cũng được thiết kế công trình khách sạn nhằm đạt được sự tối ưu trong di chuyển, tránh bị chồng chéo lên nhau. Với một công trình đa chức năng, việc bố trí giao thông cũng như các sảnh tiếp cận để vừa đảm bảo tính riêng tư vừa phù hợp từng chức năng là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, các kiến trúc sư đã đưa ra phương án thiết kế: đưa sảnh condotel về phía sau công trình, tách khỏi khu vực sảnh khách sạn. Phương án này đáp ứng được tiêu chí yên tĩnh đồng thời không ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực phía mặt tiền công trình.
Ý tưởng công trình khách sạn thiết kế mang tính biểu tượng
Mặt bằng các tầng cao được thiết kế với tiêu chí ưu tiên các chức năng quan trọng như ballroom, các căn hộ, bể bơi vô cực, nhà hàng… có view nhìn đẹp nhất và tối đa ra Vịnh Hạ Long.